Những ông trùm ngành gỗ tại Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ. Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Xem thêm: máy ghép gỗ, máy chà nhám gỗ, máy khoan gỗ, máy cưa gỗ
Giới thiệu ngành gỗ ở Bình Dương
Mặc dù đóng góp tới gần 60% giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm của ngành gỗ cả nước, nhưng con số này có thể giữ vững hoặc tăng trong thời gian tới hay không là điều không dám chắc bởi hiện nay các DN gỗ Bình Dương vẫn chưa thoát khỏi cảnh “ăn đong” nguyên liệu.
andongnguyenlieu10a1Sản xuất hàng xuất khẩu tại một DN gỗ ở Bình Dương.
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Bình Dương hiện có trên 500 DN chế biến và xuất khẩu gỗ. Trong đó, gồm 70% DN trong nước, 5% DN Nhà nước, phần còn lại là DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Rủi ro vì thiếu nguyên liệu
BIFA cho biết, những năm trước đây, các DN tỉnh Bình Dương chủ yếu nhập nguồn gỗ thô từ Campuchia, Lào nhưng hiện nay, do ảnh hưởng chính sách bảo vệ tài nguyên rừng của nước bạn, nguồn nguyên liệu phải nhập từ các nước Mỹ, Canada (chủ yếu là gỗ thông, gỗ tràm, gỗ sồi) nên phí sản xuất tăng cao, DN cũng mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng đơn đặt hàng. Không ít DN chế biến gỗ rơi vào tình trạng có đơn hàng nhưng lại không có lợi nhuận.
Theo một số hội viên của BIFA, tình trạng khan hiếm cũng đẩy giá nguyên liệu ngày càng tăng cao, không ổn định. Chính vì vậy mà giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu không cao và quan trọng nhất là DN không chủ động được sản xuất. Hiện giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu rất cao, chiếm tới hơn 70% giá thành sản phẩm. Khó khăn nhất là các DN nhỏ do không có khả năng để mua được gỗ từ thị trường nước ngoài nên phải mua lại từ DN lớn với giá chênh lệch không ít.
Được biết, để giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu và tránh phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập, không ít DN đã tính đến việc đầu tư trồng rừng, chuẩn bị nguyên liệu cho lâu dài. Tuy nhiên, theo chia sẻ của đại diện Cty gỗ Trường Thành, việc đầu tư trồng rừng tại Việt Nam không dễ. Theo tính toán, để đầu tư rừng nguyên liệu từ khi làm đất đến khi thu hoạch (khoảng 07 năm) thì DN phải đầu tư khoảng 1.000 USD/ha. DN trong nước không dễ gì đầu tư rừng bài bản như nước ngoài do thiếu vốn. Bên cạnh đó, việc xin cấp phép trồng rừng kéo dài 2-3 năm khiến không ít DN tâm huyết cũng phải nản lòng.
Còn theo Đại diện Cty CP chế biến gỗ Thuận An, một trong những rào cản mới đối với xuất khẩu đồ gỗ hiện nay là những chứng chỉ phát triển rừng bền vững (như chứng chỉ FSC). Bởi hầu hết những thị trường mà các DN Bình Dương xuất khẩu như EU, Mỹ… đều đòi hỏi phải có chứng chỉ này. Chiến lược lâm nghiệp VN giai đoạn 2006-2020 đã xác định đến năm 2020 phấn đấu 30% diện tích rừng sản xuất (khoảng 2,6 triệu ha) có chứng chỉ rừng quốc tế. Thế nhưng hiện nay diện tích rừng có chứng chỉ của Việt Nam mới khoảng 20.000 ha, chưa thấm tháp vào đâu so với nhu cầu xuất khẩu.
Danh sách công ty gỗ có tiếng trong ngành
Gỗ Đức Long Gia Lai
Sản xuất và chế biến gỗ: Chế biến đồ gỗ nội – ngoại thất cao cấp là một trong những ngành truyền thống, có năng lực, uy tín và thương hiệu của Đức Long Gia Lai. Sản phẩm đồ gỗ Đức Long Gia Lai chất lượng cao, phong phú về chủng loại và mẫu mã, giá thành hợp lý được khách hàng trong nước và nước ngoài ưa chuộng.
Bùi Pháp, ông chủ Gỗ Đức Long Gia Lai
Ông Bùi Pháp, Chủ tịch của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, vốn được biết đến là một doanh nhân thành đạt, đứng thứ 39 trong top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010. Ông trở thành một trong những người giàu nhất trong ngành kinh doanh gỗ ở Việt Nam với niềm đam mê bất tận với mặt hàng này.
Sinh ra tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, là con út trong một gia đình nông dân nghèo khó, Bùi Pháp mồ côi cha lúc vừa tròn 3 tháng tuổi. Đến năm 18 tuổi, vào ngày 13/6/1979 chàng thanh niên Bùi Pháp thoát ly gia đình, rời quê hương tìm kế sinh nhai. Ngày ông ra đi, mẹ già bịn rịn dúi vào tay thằng út một chỉ vàng, còn các anh chị gom góp được 170.000 đồng để em có tiền phòng thân, làm vốn khởi nghiệp.
Gỗ Đức Thành
Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành thành lập ngày 19.05.1991, là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bằng gỗ từ đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em tại Việt Nam.
Trong suốt hơn 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Đức Thành đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng. Với 2 nhà máy tại TP HCM và Bình Dương, với đội ngũ hơn 1.000 CB-CNV am hiểu chuyên môn, tay nghề cao; máy móc thiết bị hiện đại; cùng bề dày kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chế biến gỗ, Công ty Đức Thành đã mang lại nhiều sản phẩm chất lượng, an toàn, mẫu mã hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Để có được những sản phẩm ưu việt, Đức Thành đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001: 2008. Ngoài ra, sản phẩm của Đức Thành cũng đã đạt các chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu (CE) và quy chuẩn Việt Nam (CR), bảo đảm xuất khẩu đi nhiều nước và tiêu thụ tại Việt Nam. Đến nay, sản phẩm của công ty đã xuất đi hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới và có mặt tại các hệ thống bán lẻ như Co.op Mart, Big C, Lotte Mart, Metro, E-Mart, Vinmart,… trên toàn quốc.
Đức Thành đã vinh dự được Tạp chí Forbes của Mỹ (chi nhánh tại Việt Nam) bình chọn vào “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam 2016”.
Song song đó Đức Thành lại đạt giải thưởng “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2016” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức.
Mới đây nhất, sản phẩm của Gỗ Đức Thành tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn vào “Top 100 sản phẩm tốt nhất dành cho gia đình và trẻ em” và được trao tặng Bảng vàng “Doanh nghiệp chất lượng vàng vì gia đình Việt Nam”.
Bằng sự nỗ lực và tâm huyết thực hiện đúng phương châm “Nâng cao quản lý chính là nâng cao chất lượng. Giữ uy tín chính là giữ khách hàng”, Đức Thành đã vững vàng trụ lại qua bao nhiêu biến cố của thị trường… trong suốt 25 năm từ ngày thành lập đến nay. Doanh thu của công ty tăng trưởng liên tục qua nhiều năm, và đã đạt ngưỡng 15 triệu USD/ năm.
Lê Hải Liễu, bà chủ Gỗ Đức Thành
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành được biết đến là một doanh nhân thành đạt trong ngành kinh doanh gỗ Việt, được mệnh danh là “nữ tướng ngành gỗ”.
Bà Lê Hải Liễu sinh năm 1962 tại TP.HCM, là cử nhân Kinh tế của Đại học Kinh tế TP.HCM. Sau khi ra trường, bà Liễu trở thành giảng viên Khoa Thống kê – Toán của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Năm 1991, bà Liễu sang Đức du học 2 năm.
Sau khi từ Đức trở về, bà vào làm việc tại Công ty Gỗ Đức Thành với vị trí Giám đốc. Sau những cống hiến, bà trở thành Phó Chủ tịch HĐQT của công ty này vào năm 2000 và sau đó là kiêm luôn chức Tổng giám đốc của Gỗ Đức Thành vào năm 2003. Bà Liễu trở thành Chủ tịch Gỗ Đức Thành vào tháng 9/2006. Hiện tại, bà Liễu hơn 31% cổ phần của Gỗ Đức Thành (tương đương hơn 3,2 triệu cổ phiếu tại đây.
Gỗ Trường Thành
Võ Trường Thành
Võ Trường Thành, ông chủ Gỗ Trường Thành
Sau hơn 7 năm miệt mài với xưởng gỗ, ông được tín nhiệm bầu vào vị trí Giám đốc Xí nghiệp Khai thác và Chế biến lâm sản TNXP. Niềm đam mê với gỗ đã thúc đẩy vị giám đốc “ra riêng” với số vốn vay mượn 50 triệu đồng để thành lập xưởng sơ chế gỗ tại Đắk Lắk vào năm 1990. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, dồn cùng thời điểm Chính phủ ra chỉ thị cấm xuất khẩu gỗ, tưởng như xóa sổ niềm đam mê của ông. Sau 3 tháng đóng cửa nhà máy (năm 1998), doanh nghiệp sản xuất trở lại với cường độ thấp, tăng dần khi thị trường trong nước vào mùa mua sắm cuối năm.
Vượt qua khủng hoảng, năm 1999, Công ty mua lại Công ty VINAPRIMART, mở rộng hoạt động đến Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau 2 tháng kể từ thương vụ này, Trường Thành đã xuất khẩu 5 container hàng đầu tiên sang châu Âu…
Công ty của ông có nhiều lúc gặp khó khăn, như năm 2010, tiền lãi vay ngân hàng đã lên đến 171 tỷ đồng, nhưng ông vẫn đưa công ty vượt bão, tiến hành phân khúc thị trường, gia tăng đơn hàng giá trung bình, đồng thời tổ chức huấn luyện công nhân cách tạo ra những sản phẩm có giá thành cạnh tranh…
Với doanh nhân Võ Trường Thành, cuôc đời của mỗi người là một chuỗi những cuộc leo núi và ông tìm thấy hạnh phúc trong suốt quá trình leo núi, chứ không phải đứng trên đỉnh núi.
Hơn 25 năm gắn bó với gỗ và rừng, ông phát triển công ty với mong muốn mang đến cái nhìn mới cho mọi người về nghề và người kinh doanh gỗ. Trải qua nhiều thăng trầm, từ một xưởng gỗ nhỏ chỉ vài chục nhân công làm việc, giờ đây đã trở thành tập đoàn lớn với hơn 6.500 nhân công, đạt bình quân khoảng 300 container thành phẩm hàng tháng, và khẳng định thương hiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hoa kỳ, Thụy Điển, Đài Loan, Hàn Quốc…
Bên cạnh việc kinh doanh, ông còn tích cực đóng góp cho xã hội như: Tài trợ một số chương trình của Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA), Hiệp hội Chế biến Gỗ Bình Dương (BIFA), giúp đỡ bà con bị thiệt hại sau lũ tại miền Trung, hỗ trợ đào tạo miễn phí cho 21 học viên Nam Phi theo chương trình hợp tác của tỉnh Bình Dương… và còn rất nhiều hoạt động khác vì cộng đồng, bởi với ông “khi mình đạt được thành công thì phải biết mang kết quả đó chia sẻ cùng xã hội”.
Gỗ Trường Hưng
Nguyễn Văn Công, ông chủ Gỗ Trường Hưng
Sinh ra ở làng nghề sắt thép Châu Khê, song Nguyễn Văn Công, Giám đốc Công ty TNHH Trường Hưng (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) được nhiều người biết đến với cách lập nghiệp khá lạ lùng và đặc biệt.
Tốt nghiệp THPT với học lực loại giỏi nhưng Nguyễn Văn Công không theo con đường học hành thi cử mà lập nghiệp bằng việc học nghề, mở xưởng. Sau một thời gian dài phát triển dưới hình thức một cơ sở sản xuất, Nguyễn Văn Công nhận thức được rằng: Lập công ty là con đường tất yếu trên đà phát triển của các doanh nghiệp trẻ làng nghề.
Vừa làm, anh vừa theo học khóa bồi dưỡng quản trị kinh doanh rồi ngày 12/07/2007 Công ty TNHH Trường Hưng được thành lập. Từ xưởng sản xuất đồ gỗ lụp xụp trong làng, nay Nguyễn Văn Công đã có cơ sở sản xuất tập trung rộng rãi với hàng trăm công nhân. Trường Hưng chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp; Thiết kế trang trí nội thất gỗ khách sạn, biệt thự, căn hộ, nhà ở cao cấp, văn phòng…
Từ vốn ban đầu 1,5 tỷ đồng và 15 công nhân tay nghề bậc trung, nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong nhiều năm liên tiếp của ông Nguyễn Văn Công, cùng với sự say mê nghề của các bác thợ thủ công đã làm nên kỳ tích như ngày hôm nay. Từ doanh thu 5 tỷ đồng năm 2007, đến hết năm 2009 doanh thu của Công ty đã lên hơn 30 tỷ đồng, năm 2010 là hơn 100 tỷ đồng.
Đến nay, Trường Hưng đã trở thành một trong những doanh nghiệp gỗ lớn hàng đầu về kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Sản phẩm của Mỹ nghệ Trường Hưng đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Campuchia, Lào…
Cùng với những nỗ lực vươn lên không mệt mỏi, Giám đốc Nguyễn Văn Công đã được nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2010, Cúp vàng “Doanh nhân tâm tài” năm 2011. Công ty TNHH Trường Hưng cũng được nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu Asean” và “Thương hiệu nổi tiếng Asean”.