Nạn chặt phá rừng bừa bãi và thảm kịch của cánh rừng tại huyện Quỳ Hợp Nghệ An
Nganhgo.com cập nhật tin tức mới nhất ngành gỗ.
=============================
Nạn chặt phá rừng bừa bãi là nguyên nhân của sự cạn kiệt rừng nguyên sinh, dẫn đến sự đóng cửa rừng của nhiều quốc gia để có thời gian hồi phục, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điển hình là trường hợp những cánh rừng tại huyện Quỳ Hợp Nghệ An trơ gốc , làm mất đi màu xanh của rừng nguyên sinh tại địa phương này.
Đến hiện trường, đoàn phóng viên chứng kiến vụ chặt phá tại xã Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An. Các loại cây bị chặt phá đủ các chủng loại như dẻ, táo xanh hàng chục năm tuổi được chất thành từng đống lớn dọc các lối mòn. Một cảnh tượng khác là đoàn kiểm lâm đã phát hiện ra những khúc gỗ đường kính trung bình 60cm đang bị lâm tặc chuyển ra đường mòn đem đi tiêu thụ.
Càng đi sâu vào rừng, những gốc cây lớn bị chặt hạ xuất hiện càng nhiều. Không chỉ diện tích rừng giao cho dân quản lý bị phá, mà ngay cả những cây gỗ lớn mọc trên phần đất rừng do UBND xã Nam Sơn quản lý, các đối tượng lâm tặc cũng không tha.
Sau khi vụ việc được người dân phát hiện vào ngày 22/8 và báo cáo các cơ quan chức năng, gần 20 ngày sau, một phần của số gỗ tang vật được đưa về trụ sở UBND xã Nam Sơn. Lãnh đạo xã khẳng định đã khoanh vùng được các đối tượng phá rừng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo xã Nam Sơn, hơn 6000 ha rừng tự nhiên trên địa bàn xã hiện chỉ còn toàn gỗ tạp. Những cây gỗ quý đã bị khai thác hết từ 30 năm trước.
Trước vụ việc này, lãnh đạo cấp huyện và chính lãnh đạo Hạt kiểm lâm cũng đã thừa nhận thiếu sót và cho biết sẽ điều tra làm rõ để xử lý nghiêm. Đến lúc này, đã có hơn 100 bộ hồ sơ đang được cơ quan công an điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ góc nhìn trên cao, 31 ha rừng tự nhiên đã trở thành những mảng đồi trọc và những thân cây gỗ cháy đen vẫn ngổn ngang khắp nơi. Tro than từ vụ cháy trở thành chất dinh dưỡng màu mỡ cho những cây keo lai mới được trồng. Và nếu trồng keo thì chỉ khoảng 5 năm là đã có thể thu được hàng trăm triệu đồng/1 ha – nguồn thu lớn hơn rất nhiều so với việc được giao quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên.
Đề nghị cách chức 10 cán bộ ở Nghệ An vì liên quan đến các vụ phá rừng
Trưởng ban Tuyên giáo huyện Quỳ Hợp và 9 cán bộ xã ở Nghệ An bị đề nghị cách chức do chuyển đổi đất rừng trái phép. Công an đã khởi tố vụ án về hành vi Huỷ hoại rừng.
Tối 28/9, Lãnh đạo huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết Ban thường vụ Huyện ủy đã thống nhất xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với 10 cán bộ sai phạm. Những người này đều có liên quan đến các vụ phá rừng trên địa bàn.
Ông Hồ Lê Ngọc, Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp kiểm tra hiện trường vụ hủy hoại, phá rừng ở xã Nam Sơn. Ảnh: Quỳ Hợp.
Cụ thể, Ban thường vụ Huyện ủy đề xuất cách các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Tiến Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Quỳ Hợp. Cách các chức vụ trong Đảng đối với 2 bí thư xã Nam Sơn và Bắc Sơn cùng 5 cán bộ chủ chốt khác của xã Nam Sơn.
Huyện ủy Quỳ Hợp cũng đề nghị xử lý tương tự đối với hai cán bộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện.
Theo kết luận của cơ quan chức năng, những người này được Nhà nước giao quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ rừng trên địa bàn xã Nam Sơn theo Nghị định 163 của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, từ tháng 3, những người này đã để hàng chục ha rừng bị một số người dân đốn hạ, phát trắng để trồng mới cây keo lai thay thế rừng tự nhiên, gây bất bình trong dư luận.
Ông Hồ Lê Ngọc, Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp, cho biết diện tích rừng bị tàn phá lên tới hơn 60 ha, chủ yếu là rừng nghèo kiệt và rừng sản xuất.
Phía Công an huyện Quỳ Hợp cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi Hủy hoại rừng.
Ngày 24/3, tin từ Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, cơ quan này vừa có quyết định cách chức một trạm trưởng trạm quản lý rừng, cảnh cáo hai cán bộ và khiển trách một cán bộ vì để xảy ra nạn phá rừng trên địa bàn.
Theo đó, ông Phạm Văn Tình, Trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng Nậm Càn – Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn) bị kỷ luật cách chức, hai cán bộ cùng trạm là Trương Văn Sáng và Lương Vĩnh Phúc bị cảnh cáo, chậm tăng lương 6 tháng.
Ngoài ra, sắp tới Hội đồng kỷ luật Sở NN&PTNT sẽ có hình thức kỷ luật đối với ông Cao Văn Quỳnh (Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn) dự kiến là khiển trách.
Nguyên nhân 4 cán bộ nói trên bị kỷ luật vì để xảy ra việc phá rừng tại địa bàn do mình quản lý. Trước đó vào cuối tháng 2/2017, Công an tỉnh Nghệ An phát hiện một vụ phá rừng tại bản Huồi Nhao, xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn), có 26 cây gỗ Sa mu quý hiếm tương đương 139m3 bị đốn hạ.
Liên quan đến vụ việc, cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ danh tính các đối tượng chặt phá rừng.