Nguồn nguyên liệu gỗ
Nguyên liệu gỗ trong nước
- Phân chia theo mục đích sử dụng:
Phân chia theo mục đích sử dụng là dựa vào yêu cầu kỹ thuật của ngành sử dụng gỗ và các đặc điểm cấu tạo, tính chất gỗ có khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
Trong hoạt động của nề n kinh tế quốc dân có hàng trăm ngành sử dụng gỗ dưới dạng nguyên liệu hoặc vật liệu, bao gồm:
– Gỗ làm đồ mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp, chạm khảm.
Gỗ có màu sắc, vân thớ, độ bền tự nhiên cao, không bị nứt, cong vênh khi độ ẩm biến đổi, dẻo dai, mịn, dễ gia công.
Thường sử dụng các loại gỗ như: Trắc, Mun, Gụ mật, Cẩm lai, Lát, gỗ đỏ, Pơ Mu, Hoàng đàn, Giáng Hương, Sưa, Huê mộc. . .
– Gỗ dán lạng:
Gỗ phải có thớ mịn đến rất mịn, nhẹ , mềm dẻo, dễ gia công bề mặt, dễ bóc, lạng, dán keo, nhuộm màu.
Giác, lõi không hoặc ít phân bi ệt để sản phẩm đồng đều về màu sắc. Thân tròn, nhẵn, gỗ dẻo, khi bóc, lạng mặt gỗ không rạn nứt.
Màu sắc vân thớ tương đối đẹp.
Gỗ bóc có các loại gỗ: Vạng, Trám, Côm, Xoan đào, Dầu..
Gỗ lạng gồm: Lát các loại, Gội nếp, Vên vên, Sao, Dầu.
– Gỗ xây dựng công trình lâu năm, khung tầu thuyền , phà, nông cụ..
Yêu cầu cường độ cao đến rất cao, chịu lực xung kích lớn. Độ bền tự nhiên tốt, chịu được mài mòn.
Các loại: Đinh, Lim xanh, Sến mật, Táu mật, Nghi ến, Trai lý, Xoan, Kiền Kiền, Sao đen, Nhãn rừng, Trường kẹn.. thường sử dụng vào mục đích này.
- Gỗ làm vỏ tàu, thuyền, phà: Yêu cầu có cường độ cao, dễ uốn cong, khả năng thấm thuốc bảo quản rất tốt, ít nứt nẻ, chưa,ít hoặc không có nhựa, không có tanin, có độ bền tự nhiên tốt, sức chịu uốn va đập từ dẻo dai đến rất dẻo dai.
Các loại gỗ: Chò chỉ, Sang lẻ, Tếch, Cà ổi, Giẻ cuống, Sồi đá, Trường mật, Trường chua, Vên Vên.. là những loại gỗ thích hợp.
- Gỗ làm diêm: Yêu cầu phải thẳng thớ, dẻo, dễ bắt lửa, dễ bóc lạng, mềm, nhẹ, gỗ phải còn tươi, không mục mọt.
Các loại : Bồ đề , Vạng trứng, Chân chim, Gạo, Trám trắng, Dung giấy, Sâng, Dầu.. được sử dụng cho các mục đích này.
– Gỗ bút chì: Gỗ làm bút chì cần thẳng thớ, mịn dễ gia công, cắt gọt, ít co dãn , nhẹ.
Các loại gỗ: Bồ đề , Trám trắng, Vạng, Mỡ, Vàng tâm , Re xanh, Nóng, Thừng mực, Côm, Trẩu rất thích hợp.
- Gỗ làm nhạc cụ: gỗ làm nhạc cụ cần có khả năng cách âm khuếch đại âm thanh và cộng hưởng tốt. Gỗ có cấu tạo đều đặn, độ rộng vòng năm trung bình, ít biến động, thớ gỗ thẳng có vân đẹp, không có mắt, không mục, mọt không nứt, ít co dãn, dễ gia công, đánh bóng, dễ dán keo và uốn cong.
Các loại gỗ: Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Thông nàng, Kim giao, Samu, Re, Hương, Gội nếp, Thông 3 lá, Thông 5 lá.. . thường được sử dụng.
- Gỗ đóng thùng đựng chất lỏng: Các chất hữu cơ chứa trong ruột tế bào gỗ không ảnh hưởng tới phẩm chất hay làm thay đổi mùi vị của chất lỏng, khả năng thấm nước kém, không có tamin, nhựa cây. Rất ít co dãn, mềm, nhẹ dễ gia công.
Các loạ i gỗ : M ỡ, Vàng tâm, Giổi lụa, Re xanh, Côm, Re vàng, Rè mít, Thừng mực. . thường được sử dụng
– Gỗ làm giấy và ván sợi
Yêu cầ u quan trọng nhất là nguyên liệu phải có hàm lượng Xenlulo cao, sợi dài nghĩa là quả n bào và sợi gỗ phả i chiế m tỷ lệ lớn. Kích thước nhỏ và dài, đạt cấp độ từ dài đến rất dài. Gỗ mềm, dễ nghiền, dễ phân ly bằng hoá chất, không có hoặc rất ít nhựa.
Các loại gỗ thân hoặc cành nhánh của các loại cây: Mỡ, Bồ đề, Dung giấy, Hu, Đay, Trám trắng, Gáo. . hoặc cácloại tre nứa, lồ ô, nứa ngộ, nứa tép, mai, bương, vầu. . rất thích hợp.
- Phân loại các nhóm gỗ theo nhóm thương phẩm
Theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp ban hành bảng phân loại tạm thờ i các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nướ c, gỗ được phân loại thành 8 nhóm với khoả ng 365 loại gỗ chủ yế u, có giá trị kinh tế cao, có tr ữ lượng và sản lượng đáng kể. Các căn cứ để phân loại gồm cấu tạo, tính chất cơ lý, độ bền tự nhiên và giá trị kinh tế của loại gỗ.
2. Phân nhóm gỗ
Nhóm I: bao gồm 41 loài, chủ yếu là Cẩm lai, Bằng l ăng Cườm, Dáng hương, Trắ c, Gụ, Pơmu, Gõ đỏ, Mun, Hoàng đàn, Lát các loạ i … Tiêu chuẩn chính của các loài gỗ trong nhóm này là phải có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm, rấ t khan hiế m, có giá trị kinh tế cao nhất. Các loạ i gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt…
Nhóm II: bao gồm 26 loài, tiêu chuẩn chung là có tính chất cơ lý cao nhất, các ứng lực ép dọc, uỗn tĩ nh, kéo dọc thớ , có trị số lớn nhất. Gỗ nhóm này dùng cho việc xây dựng các công trình lâu năm, cầu cống l ớn, tà vẹt trên cầu sắt, nông cụ, máy móc nông nghiệp, khung tàu, thuyền, phà, khung toa xe, ván sàn cao cấp, cầu thang.. .
Nhóm III: bao gồm 24 loài, tiêu chuẩ n chính là tính chất c ơ lý cao nhưng kém nhóm II. Yêu cầu chính là gỗ phải dẻo dai (sức chịu uốn va đập cao nhất ). Trong phân loại về độ dẻo dai gỗ phải ở dạng rất dẻo, chịu đựng đựơc lực xung kích.
Nhóm IV: bao gồm 34 loài, tiêu chuẩn chính của nhóm này là gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, ít co dãn.
Từ nhóm V đến nhóm VIII:
Tiêu chuẩn để đánh giá là khối lượng thể tích, cường độ, độ bền tự nhiên và giá trị sử dụng giảm dần.
Nhóm V bao gồm 65 loài gỗ
Nhóm VI bao gồm 70 loài gỗ
Gỗ của 2 nhóm này dùng cho đồ mộc thông dụng, xây dựng công trình, nhà cửa bán kiên cố, đóng thùng, toa xe, tà vẹt…
Nhóm VII bao gồm 45 loài gỗ
Nhóm VIII bao gồm 48 loài gỗ
Gỗ của 2 nhóm này dùng cho xây dựng tạm thời, làm cốt pha, bao bì, quan tài. . .
Các loài gỗ từ nhóm V-VIII có kích thước phù hợp được dùng làm gỗ chống lò.
Danh sách tên cây gỗ của 8 nhóm gỗ Việt nam xin xem ở phục lục kèm theo tạ i Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Bộ tr ưởng Bộ Lâm nghiệp đã ban hành quyết định số 334/CNR ngày 10/5/1988 đi ều chỉnh việc xếp hạng một số loại gỗ sử dụng trong bảng phân loại 8 nhóm của Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977.
Bảng điều chỉnh phân loại xếp hạng một số chủng loại gỗ sử dụng
(Ban hành kèm theo QĐ số 334/CNR ngày 10/5/1988 của Bộ Lâm nghiệp
- Tính chất của các nhóm gỗ
(1) Tính chất hoá học của gỗ
Thành phần hoá học cấu t ạo của gỗ là các chất hữu cơ (99-99,7%) với 4 nguyên tố chủ yếu sau: Các bon (50%); Hidro (6,4%); Oxi (42,6%) và Nitơ (1%).
Ngoài các thành phần hữu cơ trên, trong gỗ còn các chất vô cơ, khi đốt cháy gỗ hoàn toàn, các chất vô cơ này biến thành tro, là hợp chất của các nguyên tố: K; Na; Ca; Mg; Mn; Fe; Si…
Các chất cấu tạo nên gỗ gồm hai loại sau:
– Loại thứ nhất gồm Xenlulô, Lignhin, Hemixenlulo là những chất cấu trúc nên vách tếbào.
- Loại thứ hai là những chất dầu nhựa, chất mầu, tamin, tinh dầu, chất béo… tồn tại trong một tế bào.
Thành phần hoá học của gỗ thay đổi theo loại cây và điều kiện sinh trưởng.
(2) Tính chất vật lý của gỗ
Tính chất vậ t lý của gỗ là những tính chất có thể xác định được trong điều kiệ n không cần cải biến thành phần hoá học của gỗ hoặc không phá hoại tính hoàn chỉnh của mẫu gỗ. Bao gồm các chất chủ yếu sau:
Độ ẩm của gỗ là tỷ lệ phần trăm lượng nước có trong gỗ so với khối lượng của gỗ ẩm.
Độ ẩm tương đối Wa là tỷ lệ (phần trăm) giữa khối lượng nước chứa trong gỗ và khối lượng gỗ ẩm tương ứng. Wa thường được dùng khi nghiên cứu tính toán quá trình sấy gỗ
Độ ẩm tuyệt đối Wo là t ỷ lệ (phầ n trăm) giữa khối l ượng nước chứa trong gỗ và khối lượng gỗ khô tuyệt đối tương ứng. Wo thường được dùng khi nghiên cứu các quá trình lâm hoá, phân tích định lượng. Có một đại lượng cần được quan tâm đó là điểm bão hoà thớ gỗ: là ranh giới giữa nước thấm và nước tự do.
Độ ẩm bão hoà thớ gỗ là độ ẩm xác định bởi lượng nước thấm tối đa trong gỗ và thay đổi theo loài gỗ.
Tính co ngót và giãn nở của gỗ
Gỗ có tính chất luôn thay đổi kích thước theo nhiệt độ và độ ẩm, tính chất này là nguyên nhân gây nên hiện tượng biến hình, cong vênh, nứt nẻ của gỗ.
Khối lượng riêng của gỗ là khối lượng của vách t ế bào gỗ trên một đơn vị thể tích vách tương ứng. Khối lượng riêng của tất cả các loài gỗ gần bằng nhau, khoảng 1,54
Khối lượng thể tích: Để đánh giá lượng gỗ thực chất có trong một đơn vị thể tích người ta dùng khái niệ m khối lượng thể tích. Khối lượng thể tích của gỗ (γ) là tỷ số giữa khối lượng gỗ trên một đơn vị thể tích gỗ, cách tính như sau: = m/v ( g/cm3 hoặc tấn/m3)
Căn cứ vào khối lượng thể tích có thể đánh giá được một phần cường độ và giá trị công nghệ của gỗ. Có 4 loại khối lượng thể tích: Khối lượng thể tích cơ bản; Khối lượng thể tích gỗ tươi; Khối lượng thể tích gỗ khô; Khối lượng thể tích gỗ khô kiệt.
Ngoài ra gỗ còn có các tính chất khác như tính chất dẫn nhiệt (tỷ nhiệt, tính chất truyền nhiệt, toả nhiệ t, dãn nở do nhiệt) ; tính chất dẫn điện; tính chấ t truyền âm; khả năng chống lại sức xuyên của sóng điện từ; màu sắc; mùi vị và tính chất phản quang.
(3) Tính chất cơ học của gỗ
Trong quá trình gia công chế biến và sử dụng, gỗ thường chịu tác dụng của các lực bên ngoài. Kh ả năng chống lại tác động c ủa ngoại lực là tính chất cơ học hay cường độ gỗ. Nắm được tính chất cơ học của gỗ không những cung cấp cho ngưòi sử dụng những số liệu cần thiết để tính toán thiế t kế các kết cấu gỗ hợ p lý, giải quyết mâu thuẫn giữa việc đảm bảo an toàn và tiết kiệ m vật liệu mà còn giúp cho ngành chế biến gỗ tìm ra các phương pháp gia công mới cũng như các phương pháp lợi dụng gỗ ngày càng có hiệu quả .
Ứ ng lực và biế n hình: Khi lực bên ngoài tác động, các phân t ử bên trong gỗ sản sinh nội lực chống lại, đó là ứng lực. Khi chịu lực tác động, hình dạng và kích thước của gỗ cũng bị biến đổi.
Để đánh giá khả nă ng chịu lực của vật liệu và để so sánh cường độ các loài vật liệu khác nhau, người ta dùng ứng suất. “ứng suất là ứng lực trên đơn vị diện tích chịu lực”.
Hình ảnh: Gỗ công nghiệp
Biến dạng đàn hồi và biến dạng vĩnh cửu
Biến dạng đàn hồi của gỗ do Xenlulô tạo ra, còn biế n dạng vĩnh cửu c ủa gỗ là do lignhin tạo ra. Nói cách khác trong gỗ có 2 vùng: vùng có biến dạng đàn hồi và có biến dạng vĩnh cửu. Hai vùng này nằm cạnh nhau, ở bất cứ vị trí nào trong gỗ.
Sức chịu ép của gỗ: Lực ép của gỗ là một chỉ tiêu cơ học rất quan trọng và thường gặp trong thực tế, có 2 loại: ép dọc thớ và ép ngang thớ.
Sức chịu ép dọc thớ
Lực ép dọc thớ r ất ít biến động và dễ xác định. Do tính chất quan trọng của nó nên trong thực tế lực ép dọc thớ là chỉ tiêu chủ yếu dễ đánh giá khả năng chịu lực của gỗ.
Sức chịu ép ngang thớ: có 2 phương pháp xác định như sau:
Ép ngang cục bộ: một bộ phận gỗ chịu lực, hình thái này thường gặp trong thực tế.
Ép ngang toàn bộ: l ực tác động trên toàn bộ phần gỗ chị u lực. Tuy ít gặp trong thực tế nhưng hình thức chịu lực này lại phản ánh trung thực khả năng chịu ép ngang thớ của gỗ.
Sức chịu kéo của gỗ: Khi ngoạ i lực tác dụng song song hoặc vuông góc với chiều dọc thớ và làm cho gỗ bị căng ra, khi đó gỗ chịu kéo. Sức chịu kéo của gỗ gồm 2 loại: Kéo dọc thớ và kéo ngang thớ.
Kéo dọc thớ: Sức chịu kéo dọc thớ của gỗ rất lớn do hầu hết các mixen xenlulô sắp xếp theo chiều dọc thớ.
Tuỳ theo các loạ i gỗ, ứng suất kéo dọc của gỗ Việt Nam gấp 2-3 lần sức ép dọc thớ vì vậy trong các kết cấu, gỗ rất ít bị phá hoại do lực kéo dọc gây ra.
Kéo ngang thớ: Sức chịu kéo ngang thớ gỗ chỉ bằng 1/40-1/10 sức chịu kéo dọc thớ.
Sức chịu tr ượt và cắt đứt thớ vuông góc: Lực trượt của gỗ gồm lực trượt dọc thớ và trượt ngang thớ. Sức chịu cắt đứt thớ theo hướng vuông góc của gỗ là rất lớn, thường gấp 3 lần trượt dọc thớ và gấp nhiều lần so với lực ép ngang thớ cục bộ.
Sức chịu uốn t ĩnh: Dầm (xà) trong các kết c ấu gỗ thường do lực uốn làm biến dạng, có thể nói sức chịu uốn tĩnh là chỉ tiêu quan trọng thứ hai sau lực ép dọc thớ.
Sức chịu uốn va đập: Có rất nhiều loạ i, thường chỉ xác định sức chịu uốn xung kích dùng làm chỉ tiêu đánh giá độ dòn hay độ dẻo của gỗ.
Tính chất này cũng rất quan trọng trong nhiều công trình như gỗ chống lò cần dẻo dai, khó gẫy, gỗ làm dàn giáo cũng đòi hỏi độ dẻo dai cao mới đảm bảo an toàn.
Sức chịu xoắn: Lực xoắn là dạ ng lực ít gặp trong các kết c ấu hay công trình xây d ựng bằng gỗ, nhưng các loại trục cối xay, lá cánh quạt, trục máy nông nghiệp, cột buồm, trống tời, công cụ thủ công, bừa .. . thường chịu lực xoắn.
Độ cứng của gỗ: Độ cứng của gỗ dùng để biểu thị khả năng chống lại tác dụng của ngoại lực khi ép một vật không biến dạng vào gỗ làm cho gỗ lõm xuống. Tính chất này có quan hệ vớ i khối lượng thể tích (γ) của gỗ, thông thường độ cứng của gỗ tỷ lệ thuận vói γ. Độ cứng cũng phần nào phản ánh được sức chịu ma sát của gỗ. Trong nhiều công dụng thực tế độ cứng được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩ m chấ t gỗ (ván sàn, trục gỗ… ). Độ cứng của gỗ bao gồm 2 loại: Độ cứng tĩnh và độ cứng xung kích.
Lực bám đinh: Khả nă ng bám đinh tỷ lệ thuận với lực tách của gỗ. Khi đóng đinh vào gỗ, phần gỗ bị tách sản sinh lực ép ngang vào đinh và gây ra lực ma sát. Ma sát lớn thì lực bám đinh càng càng lớn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cường độ gỗ, trong khuôn khổ cẩm nang tra cứu, chỉ nêu những nhân tố chính có liên quan trực tiếp.
Khối lượng thể tích: Nói chung gỗ có khối lượng thể tích càng lớn cường độ gỗ càng cao.
Độ ẩm: Độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến cường độ gỗ. Cườ ng độ gỗ phơi khô gấp hai lần cường độ gỗ tươi. Cường độ gỗ sấy khô gấp 3 lần cường độ gỗ tươi.
Cấu t ạo của gỗ: Đó là tỷ lệ tế bào vách dày và tế bào vách mỏng, các loại cây khác nhau vị trí khác nhau trong cây (gốc, thân , cành, ngọn) có tổ thành tế bào khác nhau nên dẫn đến mọi tính chất gỗ khác nhau.
Các nhân tố vật lý và hoá học ảnh hưởng của sấy: Gỗ được sử dụng vào các lĩnh vực khác nhau đều phải qua hong phơi và sấy. Sau khi s ấy nhiề u tính chất của gỗ được cải thiện. Nếu sấy gỗ trong lò sấy vớ i tốc độ quá nhanh, nhiệ t độ cao s ẽ gây ra hiện tượng nứt nẻ, thậm chí phá vỡ cấu tạo và thay đổi thành phần hoá học của vách tế bào, ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ.
3. Khai thác và sử dụng rừng tự nhiên trong nước
Rừng tự nhiên Việt Nam sau nhi ều năm khai thác, sử dụng và cùng với nhiều nguyên nhân khác nhau (du canh du c ư, phát nương làm rẫy, khai hoang trồng lương thực và cây công nghiệp, di dân tự do, khai thác quá mức) đến nay rừng đã suy giảm nhiều về số lượng và chất lượng.
Trong những năm tr ước đây, sản l ượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên (trong kế hoạch) có năm đã đạt đến mức cao nhất 1,8 triệu m3 gỗ tròn/năm, sau đó lượng gỗ khai thác giảm dần.
Đứng tru ớc tình hình diện tích rừng bị thu hẹ p, trữ lượng gỗ gi ảm sút nghiêm trọng về số lượ ng và chất lượng do khai thác quá mức (kể cả khai thác ngoài kế hoạch), s ự phá hoại của các lực lượng “lâm t ặc“ và nhiều nguyên nhân khác, do đó phải hạn chế khai thác để bả o vệ được vốn rừng hi ện có. Năm 1997 Chính phủ đã quyế t đị nh giảm lượng khai thác gỗ đến mức thấp nhấ t và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên để tạo điều kiện cho vốn rừng hồi phục. Sau đó lượng gỗ khai thác từ r ừng tự nhiên chỉ còn 500.000 m3/năm (từ năm 2000 -2003), đến năm 2004 là 300.000 m3 /năm và năm 2005 chỉ khai thác 150.000 m3 /năm. Vi ệc quyết định đóng c ửa rừng tự nhiên là giải pháp tình thế trong tình hình rừng tự nhiên bị quá nhiều áp lực, và là giải pháp cần thiết.
Tuy nhiên về lâu dài, cần có sự điều chỉ nh chủ trương này để phù hợp vớ i thực tế hơn. Bởi vì cây rừng có sinh trưởng phát triển khi đạt đến mức thành thục cần khai thác sử dụng hợp lý (trên cơ sở lượng tăng trưởng của rừng) để rừng tiếp tục sinh trưởng, phát triển là phù hợp với quy luật.
4. Khai thác sử dụng rừng trồng
Cùng với việc thực hiện giảm dần lượng khai thác hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên là chuyển hướng đẩy mạ nh trồng r ừng và tăng cường sử dụng nguyên liệu rừng trồng vào sản xuất, chế biến các loại sản phẩm.
Trong vòng 15 năm gầ n đây, ngành Lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích c ực trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệ u, mỗi năm trồng được khoảng 100.000 ha rừng kinh tế, bước đầu đã hình thành vùng rừng trồng thâm canh gắn với chế biến lâm sản, giống cây lâm nghiệp cũng được quan tâm, nhi ều giống mới đã đượ c lựa chọn khảo nghiệm và đưa vào sử dụng, năng suất, chất lượng rừng trồng dần được nâng cao.
Hiện nay có khoả ng 1,3 triệu ha rừng sản xuất, chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho chế biến giấy, ván nhân tạo (ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi), băm dăm, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản. Trữ lượng gỗ rừng trồng cả nước có khoảng 35,6 triệu m3 gỗ, chiếm 4,1% tổng trữ lượng gỗ cả nước.
Phân bổ theo các cấp tuổi như sau:
Cơ cấu các loài cây bao gồm: Thông, Bạch đàn, Tràm, Keo, Đước, Mỡ và các loài cây khác.
Với trữ lượng rừng hàng nă m có thể khai thác khoảng từ 1,5 đến 2 triệu m3/năm và có xu hướng tăng lên trong những năm sau này.
Tuy nhiên do hạn chế của gỗ rừng trồng chủ yếu là cây mọc nhanh, gỗ nhỏ, độ bền cơ học thấp, vì vậy phần lớn chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván nhân tạo như ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi, dăm mảnh, giấy, bao bì.
Để phát huy tiề m năng và thế mạnh của r ừng trồng, trong quá trình kinh doanh cần lựa chọn những loài cây như Bạch đàn trắng, Bạch đàn chanh, Keo lá tràm, Keo lai… nuôi dưỡng thành gỗ l ớn để giả i quyế t nhu cầu cho công nghiệp chế biến sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, hàng mỹ nghệ. M ặt khác cũng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức và hộ gia đình tr ồng r ừng gỗ lớn, gỗ quí hiếm để cùng vớ i việc phục hồi loạ i gỗ này ở rừng tự nhiên tạo nguồn cung cấp lâu dài cho sản xuất đồ gỗ, góp phần thay thế cho việc nhập khẩu.
4.5. Cơ cấu sử dụng gỗ nguyên liệu
- Gỗ rừng tự nhiên: Là loại gỗ lớn thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời. Gỗ rừng tự nhiên là phần nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguyên liệu của công nghiệp chế biến gỗ.
Hiện nay nhu cầu nguyên liệu gỗ t ừ rừng tự nhiên là rất lớn, bình quân khoảng trên 3,0 triệu m3/năm, trong khi đó nguyên liệu trong nướ c chỉ đáp ứng 20% nhu cầ u, còn lại 80% phải nhập khẩ u (khoảng 250 -500 triệu USD). Cụ thể nă m 2004 nhập khẩu gỗ khoả ng 522 triệu USD với khối lượng gỗ 2,6 triệu m3 từ 26 quốc gia khác nhau (gỗ nhập khẩu có đường kính từ 25 cm đến 60 cm).
– Gỗ rừng trồng tập trung: Gỗ rừng trồng tập trung của nước ta hiện nay phần lớn là loại gỗ vừa và nhỏ, chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho chế biến giấy, băm dăm, sản xuất ván nhân tạo ( ván ghép thanh, ván dăm, ván sợi ép) và một số sản phẩm khác.
Hiệ n nay nhu c ầu bình quân hàng năm từ nguyên liệ u gỗ rừng tr ồng cho công nghiệp chế biến khoảng 3-4 triệu m3/năm, rừng trồng trong nước đã đáp ứng được khoảng 1,5-2,0 triệu m3/năm, trên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đến nay tiến độ trồng rừng sản xuất mới đạt khoảng trên 30% kế hoạch (613.093 ha/2 triệu ha).
Trong thờ i gian tới, nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu rừng trồng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ sẽ tăng lên khi công nghiệp chế biến ván nhân tạo phát triển mạnh.
– Gỗ cây trồng phân tán
Cây gỗ phân tán được trồng ven đường, ven bờ sông, kênh mương, các đai rừng phòng hộ trên các cánh đồng, ven đê, trong các vườn gia đình. Trong 15 năm gần đây bình quân mỗi năm cả nước trồng khoảng 200 triệu cây phân tán các loại.
Các loại cây gỗ tr ồng phân tán này chủ yếu phát huy tác dụng phòng hộ môi trường, chắn gió, cây bóng mát, ngoài tác dụng giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng, củi, còn cung cấp cho nguyên liệu giấy và băm dăm.
– Gỗ cứng, gỗ mềm:
G ỗ cứng: Là loại gỗ lớn ở rừng tự nhiên (từ nhóm I đến nhóm III). Độ cứng của gỗ biểu thị khả năng chống l ại tác dụng của ngoại lực. Nói chung các loài gỗ có khối lượng thể tích càng cao thì gỗ càng cứng.
Do gỗ c ứng có cườ ng độ cao, có màu sắc và vân thớ đẹp nên loại gỗ này thường dùng để sản xuất các loại đồ gỗ mỹ nghệ , đồ mộc cao cấp, chạm khả m, gỗ xây dựng công trình lâu năm, khung tàu thuyền, phà , gỗ nông cụ … Gỗ cứng là loại gỗ quý hiếm, phần lớn mọc ở rừng tự nhiên, sinh trưởng chậ m, chu kỳ kinh doanh dài (50- 100 năm) ở nước ta số lượ ng loại gỗ này còn rấ t ít trong khi đó nhu cầu ngày càng lớn, vì vậy để đáp ứng nhu cầu nước ta phải nhập khẩu rất nhiều loại gỗ cứng.
Gỗ m ềm: Là loại gỗ lớn ở rừng tự nhiên (từ nhóm IV đến nhóm VIII) và một số loại gỗ rừng trồng. Nói chung loại gỗ này có khối lượng thể tích nhỏ và trung bình, độ bền cơ c ủa gỗ thấp, sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn (khoả ng 5-7 năm) . Loại gỗ này thường được sử dụng để sản xuất các loại gỗ lạng, diêm bút chì, bao bì, bột giấy và giấy các loại, ván nhân tạo…
Hiện nay loại gỗ này trong nước đang được s ử dụng vớ i tỷ trọng cao, dần thay thế các loại gỗ cứng, quý hiếm đang cạn kiệt dầ n. Theo đó xu hướng của thời đại là sử dụng các loại sản phẩm ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng.
– Gỗ lớn, gỗ nhỏ
Gỗ lớn: Ở nướ c ta hi ện nay đã bắt đầu trồng cây gỗ lớn chủ yếu là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, một số nơi trồng gỗ quý hiếm. Trong dự án 661 cũng đã thực hi ện việc hỗ trợ cho hộ gia đình, các tổ chức trồng rừng gỗ lớ n, quý hiếm có chu kỳ kinh doanh dài. Hiện nay gỗ lớn vẫn được sử dụng với tỷ lệ lớn, phục vụ công nghiệp sản xuất các mặt hàng như đồ mộc mỹ nghệ, nội thất, ngoài trời, đặc biệt là sử dụng để sả n xuất các mặt hàng xuất khẩ u. Bình quân mỗi năm cần khoảng 3,0-3,5 triệu m3 gỗ lớn làm nguyên liệu cho sản xuất (cả nguồn trong nước và nhập khẩu).
Gỗ nhỏ: Chủ yếu là gỗ nhỏ từ r ừng trồng tập trung và cây phân tán. Tuy nhiên trong các loại cây rừng trồng có một số loại cây có thể trở thành cây gỗ lớn như: Bạch Đàn trắ ng, Keo lá tràm, Keo lai nhưng trong thực tế chưa có xu hướng kinh doanh loại gỗ này thành gỗ lớn. Vì vậy phần lớn gỗ nhỏ hiện nay có nguồn gốc từ rừng trồng và thường được sử dụng làm nguyên liệu gi ấy, ván nhân tạo , dăm mảnh … Bình quân mỗi năm nước ta sử dụng khoảng 2,0 triệu m3 gỗ nhỏ.
4.6. Sử dụng gỗ gắn với môi trường và quản lý rừng bền vững
Vi ệc khai thác, sử dụng gỗ theo hướ ng thân thiện với môi trường và quản lý rừng bền vững là vấn đề rất được quan tâm hiện nay và trong tương lai, đặc biệt là sử dụng gỗ có nguồn gốc rừng đã được cấp chứng chỉ.
“Sử dụng rừng bền vững là s ử dụng tối ưu, ổn định lâu dài các kết quả của rừng theo các chức năng mà nó đã được xác định“.
Thực tế hi ện nay, việc khai thác, sử dụng rừng có tác động rất lớ n đến môi trường, làm cho môi trường suy suy thoái nghiêm trọng, trên thực tế nước ta chưa có khu rừng nào được cấp chứng chỉ. Điều này sẽ là trở ngại lớn trong quan hệ giao dịch quốc tế về thương mại sản phẩm gỗ trong tương lai.
Vì vậy cần quản lý bền vững các khu rừng tự nhiên và rừng trồng để ngày càng đóng góp nhi ều hơn vào quá trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo (đặ c biệt là khu vực miền núi) và bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng các khu rừng hiện có, đất trống đồi trọc chủ yếu để sản xuất gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đồng thời đảm bảo đa dạng sinh học, phòng hộ và các dịch vụ môi trường khác.
Để thực hiện được định hướng trên đây, từ nay đến năm 2010 cần đạt được các mục tiêu sau:
- Xác lập một lâm phận ổn định toàn quốc trên bản đồ và trên thực địa, được quản lý bền vững, có hiệu quả.
- Quản lý bền vững diện tích rừng tự nhiên chủ chốt trong khuôn khổ lâm phận ổn định.
- Kiểm kê tất cả các rừng sản xuất và thiết lập hệ thống tài nguyên rừng bền vững.
- Tất cả các khu rừng sản xuất (trong khuôn khổ lâm phận ổn định) được đưa vào quản lý bền vững, trong đó có phục hồi ở các khu vực ưu tiên.
Việ c đề ra mục tiêu quản lý rừng tự nhiên tuỳ thuộc rất nhiều vào việc thiết lậ p lâm phận quốc gia ổn định và kết hợp với vi ệc sắp xếp ưu tiên những khu rừng vào quản lý đa dạng phục vụ cho các mục đích sả n xuất. Theo đó c ần tiến hành ngay việc quản lý bền vững những khu r ừng tự nhiên trọng yếu nhằm đem lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho các địa phương và quốc gia.
4.7. Cơ cấu và tỷ trọng tiêu thụ gỗ hiện nay và xu thế phát triển
– Gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng
Tiêu thụ gỗ lớn và gỗ r ừng tự nhiên vẫ n chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiêu thụ gỗ hi ện nay của nước ta. Tuy nhiên chỉ xét về khía cạnh khả năng sản xuất và cung cấp của rừng tự
nhiên trong nướ c hiện nay (từ 150.000- 300.000 m3/năm) thì khả năng cung cấp của rừng trồng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Song do hạn chế của nguyên liệu gỗ rừng tr ồng là phầ n lớn là gỗ nhỏ, mềm, vì vậ y phần lớn được sử dụng để s ản xuất ván nhân tạo, dăm mả nh, bao bì… mà không thể sử dụng để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nội thất phục vụ cho xuất khẩu. Các loại sản phẩm này phải sử dụng gỗ rừng tự nhiên và gỗ nhậ p khẩu. Do gỗ lớn từ rừng tự nhiên trong nước chỉ mới đáp ứng cho xây dựng cơ bản và một phần sản xuất đồ mộc trong nước, vì vậy chủ yếu nguồn gỗ lớn phải dựa vào nguồn nhập khẩu.
– Gỗ trong nước và gỗ nhập khẩu
Nguồn nguyên li ệu cho công nghiệ p chế biến sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩ u từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng tr ồng là chính. Trong những năm 1990 sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên khoảng1,8 triệu m3/năm, đến năm 2005 chỉ còn 150.000 m3/ nă m. Để bù đắp s ự thiế u hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm phải nhập khẩ u khoảng từ 1,5 triệu m3 – đến 2 triệu m3 gỗ, năm 2004 nhậ p khẩ u 2,6 triệu m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng để sản xuất hàng xuất khẩ u (đang dầ n có xu hướng kinh doanh g ỗ lớn). Như vậ y nguyên li ệu gỗ (gỗ lớn) dùng để sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu là nguồn gỗ nhập khẩu, còn gỗ lớn trong nước chủ yếu để giải quyế t nhu cầ u gỗ xây dựng và sả n xuất đồ gỗ trong nước, còn gỗ r ừng trồng hàng năm cung cấp khoảng 1,5-2,0 triệu m3 chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa bao gồm cả làm nguyên liệu dăm gỗ và làm ván nhân tạo.
Nguồn gỗ nhập khẩ u về lâu dài sẽ khó khăn, vì các nước sẽ dần hạn chế việc xuất khẩu gỗ. Vì vậy để chủ động nguồn nguyên liệu, nước ta c ần đẩy mạnh việc khôi phục rừng tự nhiên và quản lý rừng bền vững, đẩy mạ nh trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Ngoài việc trồng rừng gỗ nhỏ, c ần đặ c biệt quan tâm phục hồi gỗ lớn ở rừng tự nhiên, và đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý hiếm phục vụ cho chế biến đồ gỗ mỹ nghệ và đồ mộc cao cấp xuất khẩu. Nếu không có t ầm nhìn chiến lược, thiếu những chính sách khuyến khích khôi phục và tr ồng rừng gỗ lớ n, gỗ quý hiếm thì sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ trong tương lai s ẽ gặp nhiều khó khăn, vì không đảm bảo tự cân đối được phần lớn nguyên liệu cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
Mục tiêu c ủa Việt Nam đến năm 2020, trong nướ c tự cân đối được khoảng trên 65% nhu cầu nguyên li ệu gỗ, theo đó mới phát huy được nguồn lực tại chỗ và chủ động về nguyên liệu cho sản xuất.
4.8. Đánh giá tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ Việt nam
- Về diện tích
Theo Quyết định số 116/QĐ/BNN-KL ngày 18/05/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
- PTNT, tổng diện tích đất lâm nghiệp (đất có rừng và không có rừng) đến ngày 31/12/2004 là: 19.025.434 ha, trong đó đất có rừng là 12.306.858 ha bao gồm rừng đặc dụng: 1.920.453 ha, rừng phòng hộ: 5.920.688 ha và rừng sản xuất là: 4.465.717 ha. Đất trống đồi núi trọc (đất
không có rừng) là: 6.718.576 ha.
Việc đánh giá ti ềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ Việt nam tập trung chủ yếu vào đối tượng đất có rừng là rừng sản xuất, vì rừng phòng hộ và rừng đặc dụng cần được bảo vệ để duy trì phòng hộ và bả o tồn đa dạ ng sinh học, việc khai thác sử dụng rất hạn chế, ở đây chỉ tập trung đánh giá tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ của rừng sản xuất.
Diện tích các loại đất rừng như sau:
- Rừng tự nhiên: 145.251 ha, trong đó: Rừng gỗ: 2.492.814 ha
Rừng tre, nứa: 373.686 ha
Rừng hỗn giao: 249.526 ha
Rừng ngập mặn: 13.053 ha
Rừng núi đá: 16.173 ha
- Rừng trồng: 1.320.466 ha
Rừng có trữ lượng: 511.370 ha
Rừng chưa có trữ lượng: 603.495 ha
Tre, luồng: 71.013 ha
Cây đặc sản: 134.588 ha
- Về trữ lượng
- Tổng trữ lượng các loại rừng gỗ (rừng tự nhiên và rừng trồng) là rừng sản xuất trong cả nước: 751.468.487m3. Trong đó tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên là 666.163.948m3, chiếm 95,9% tổng trữ lượng rừng gỗ trong cả nước, được phân bổ theo cấp trữ lượng từ cao đến thấp như sau:
Cấp trữ lượng I: | 4.809.627 m3 |
Cấp trữ lượng II: | 40.232.151 m3 |
Cấp trữ lượng III: | 206.118.829 m3 |
Cấp trữ lượng IV: | 224.896.965 m3 |
Cấp trữ lượng V: | 85.772.820 m3 |
Rừng non có trữ lượng: | 104.322.424 m3 |
Rừng gỗ + Tre nứa: | 41.931.997 m3 |
Rừng lá rộng + lá kim: | 9.447.065 m3 |
Rừng ngập mặn: | 560.155 m3 |
Rừng núi đá: | 2.787.150 m3 |
Tổng trữ lượ ng rừng trồng là rừng sản xuất: 30.578.172 m3, chiếm 4,1% trong tổng trữ lượng gỗ cả nước, trong đó:
Rừng gỗ có trữ lượng: | 30.130.912 m3 |
Rừng tre nứa:
Rừng đặc sản: 447.260 m3
Rừng gỗ chưa có trữ lượng
Các cấp trữ lượng được quy định như sau:
Cấp I: > 300 m3/ ha
Cấp II: 2 26 m3/ ha
Cấp III: 151 – 225 m3/ ha
Cấp IV: 76 – 150 m3/ ha
Cấp V: ≤ 75 m3/ ha
Nguồn: Quyết định số 116/QĐ/BNN-KL ngày 18/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNN
4.9. Các lọai sản phẩm gỗ chế biến
Có nhiều cách phân loại các sả n phẩm gỗ chế biến dựa trên các quan đi ểm sau: theo ngành sản xuất, theo công dụng, theo cấu tạo sản phẩm … nhưng cách phân loại nào cũng chỉ có tính chất tương đối. Ở nước ta hiện nay thường phân loại các sản phẩm gỗ chế biến thành các nhóm sau:
(1) Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ
Bao gồm các sản phẩ m chế bi ến có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Đồ gỗ mỹ nghệ thườ ng được chế biến bằng máy móc kết hợp công nghệ thủ công như chạm, khắc, khảm sơn mài. Đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm các loại sản phẩm sau đây:
- Các sản phẩm sơn mài
- Các loại tượng bằng gỗ, các sản phẩm bằng gốc và rễ cây.
- Các lọai tranh gỗ: tranh chạm khắc, tranh khảm trai, tranh ghép gỗ.
- Các sản phẩm trang trí lưu niệm, quảng cáo như: cốc, chén, đĩa, khay, thìa (muỗng), quạt, lọ, bình cung, kiếm, đế lọ, guốc, bài vị, thảm hạt, chuỗi hạt, hộp các loại, huy hiệu, biểu tượng, biểu trưng, khung tranh, khung ảnh, phao mỹ nghệ, thuyền buồm mỹ nghệ các loại, mành trang trí, giá đỡ hàng mỹ nghệ.
- Nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt cầu lông, vợt tennít, vợt bóng bàn, gậy chơi bi-da, gậy chăn cừu, ót giầy (cái đón gót), chân tay giả, dù cán gỗ, cán dù, chổi cán gỗ, cán chổi sơn.
- Bàn ghế giường tủ các loại, đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ chè, tủ chùa, tủ đồng hồ, tủ gương, bàn thờ, tủ cao cấp, hòm (áo quan) cao cấp.
– Sản phẩm gỗ mỹ nghệ kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu khác.
(2) Nhóm đồ gỗ nội thất
Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc dùng trong nhà như: bàn ghế các loại, giường tủ, giá, kệ sách, ván sàn… làm từ gỗ tự nhiên, gỗ rừng trồng và ván nhân tạo.
(3) Nhóm đồ gỗ ngoài trời
Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc kiểu Âu Châu, thường dùng để ngoài vườn như: bàn ghế vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu, cầu trượt…được sản xuất từ các loại gỗ rừng trồng.
(4) Nhóm sản phẩm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác
Bao gồm các sản phẩm gỗ được chế biến kết hợp với các loại vật liệu khác như: song, mây, kim lọai, nhựa, vải, gi ả da… không những làm cho sản phẩm có tính thẩm mỹ, tăng độ bền chắc mà còn có ý nghĩa tiết kiệm gỗ.
(5) Nhóm sản phẩm gỗ ván nhân tạo
Bao gồm các sản phẩm dạng tấm được sản xuất từ nguyên li ệu gỗ và vật liệu xơ sợi, được quét, tráng, trộn keo và dán ép, ghép nối trong những điều kiện áp suất, nhiệt độ và thời gian nhất định. Các loại ván nhân tạo chủ yếu gồm: ván ghép thanh, ván dán, ván dăm, ván sợi.
- Khái niệm chung về các loại sản phẩm gỗ tổng hợp composite
Composite là hỗn hợp của chất kết dính vô cơ với các phần tử thực vật như: dăm mảnh, phoi gỗ, phế liệu nông nghiệp… được liên kết với nhau tạo thành vật mới có cấu tạo phức tạp hơn, có tính chất tổng hợp mới nhưng vẫn giữ nguyên tính riêng của từng thành
phần. Chất kết dính vô cơ ở đây là: xi măng, thủy tinh, nước Na2SiO3 chiếm tỷ l ệ gần 50% trọng lượng, ván Composite có khối lượng riêng 450-850 kg/m3, có tính cách âm, cách nhiệt
tốt nên đượ c dùng nhiều trong xây dựng. Kỹ thuật, thiết bị sản xuất composite đơn giản, có thể ép nóng (ép nhiệt, nhiệt độ 50-800 C) hoặc ép nguội.
- Các loại ván nhân tạo
Ván nhân tạo là tên chung chỉ các loại vật liệu dạng tấm cấu tạo từ nguyên liệu thực vật có xơ sợi được liên kế t bằng keo và dán ép dưới áp lực, nhiệt độ thích h ợp. Keo thường được sử dụng là loại keo hóa học urea-formadehyd được tổng hợp từ urê CO (NH2) 2 và formaldehyd CH2O. Với một số loại ván nhân tạo yêu cầu chất lượng cao như chống ẩm, chịu nước… người ta dùng keo phenol-formalđehyd tổng hợp từ fenol C6H5OH và formalđehyd.
Để tổng hợp 1 tấn keo urê formaldehyd nồng độ 48-55% bình quân cần 32 kg urê, 640 kg formaline và 2 kg xút NaOH rắn. Còn để tổng hợp 1 tấn keo phenol-formaldehyd nồng độ 35-47% cần 360 kg phenol, 460 kg formaline và 40kg xút rắn.
Các loại ván nhân tạo chính:
Ván dán: Sản phẩm dạng tấm phẳng gồm 3 hoặc nhiều lớp ván mỏng dán vuông góc chiều thớ với nhau. Bề dày của ván thường là 1,5 2 2,5 3 4 5 6 7 8 9 10 13 15 18 24 mm.
Khối l ượng ván dán thường lớn hơn khối lượng gỗ sản xuất ra từ 18-20% , thường gỗ dán có khối lượng riêng 0,6-0,8g/cm3.
Người ta thường chia gỗ ra các loại theo mục đích sử dụng như:
Gỗ dán dùng trong nhà ký hiệu INT( interior)
Gỗ dán chịu ẩm ký hiệu MR ( moisture-resistant )
Gõ dán chịu ẩm chịu nhiệt ký hiệu WB ( weather boiling )
Gỗ dán chịu ẩm , nhiệt, môi trường ký hiệu WBP ( weather boiling proof)
Ván dăm: Loại ván nhân tạo được sản xuất bằng cách ép các dăm gỗ có sự tham gia các chất kết dính dưới tác dụng áp suất, nhiệt độ nhất định.
Ván dăm thường được sản xuất với kích thước 1,22×2,44m và độ dày từ 12-28 mm, bề mặt có thể trang trí bằng gỗ lạng hoặc focmica.
Do ván dăm có tính ổn định về kích thước, tỷ lệ co rút theo các chiều nhỏ và có tính cơ lý bả o đảm yêu cầu chịu lực trong quá trình sử dụng nên ván d ăm được sử dụng rộng rãi để đóng đồ mộc và trang trí nội thất , trong xây dựng và làm bao bì.
Ván sợi: Loại ván nhân tạo được cấu tạo từ sợi gỗ, được trộn keo và ép ở nhiệt độ thích hợp. Ván sợi loại trung bình MDF thường được sản xuất với kích thước 1,22 x 2,44 m và có độ dày từ 6-30 mm.
Ván MDF có đặc tính cấu tạ o đồng dều, lại có tính chất cơ lý cao vững chắc như gỗ thiên nhiên, mặ t ván chắ c, tính ổn định kích thước tốt nên phù hợp với nhiều hình thức gia công bề mặt kể cả chạm khảm, phay, đặc biệt không phải dán cạnh.. nên MDF được sử dụng nhiều để đóng đồ mộc trang trí nội thất, trong xây dựng, để đóng tàu thuyền, xe cộ… tốt hơn ván dăm , đặc bi ệt do cấu tạo đồng chất nhiều lỗ, nên ván MDF còn được dùng làm vật liệu cách âm cho hộp loa, vỏ ti vi, nhạc cụ…
Đặc biệt đối với ván MDF và ván dăm chỉ tiêu t ỉ lệ formadehyd tự do trong ván (mg/100g ván ) rất quan trọng đối với sức khỏe con người, theo qui định của Liên minh Châu Âu: loại E1 < 10 mg/100g, E2 = 10-30 mg/100g và E3 = 30 -60 mg/100 g.
Ván lạng: Là sả n phẩm dạng cắt gọt chuyên dùng tạo thành phôi. Phôi có tiết diện hình chữ nhật. Ván lạng có chiều dầy phổ biến từ 0,2 đến 1,2 mm.
Gỗ nguyên liệu phải được xử lý bóc vỏ, làm sạch, cắt khúc, xẻ phôi, xử lý nhiệt (hấp, luộc ) rồi lạng.
Sản xuất ván lạng Pơ mu dày 0,2 mm cứ 1m3 gỗ tròn được 3000 m2
Còn các loại ván lạng thông thường dầy 0,8 mm cứ 3m3 gỗ tròn sản xuất được 1000 m2
Quan hệ giữa dao lạng và gỗ trong quá trình cắt gọt (lạng gỗ): gỗ đứng yên dao chuyển động thẳng tịnh tiến khứ hồi hay ngược lại, tuỳ theo phương chuyển động, có kiểu lạng đứng hoặc lạng nằm. Ván lạng chủ yếu được dùng để dán mặt ván nhân tạo.
(6) Gỗ xẻ
Là sả n phẩm thu được sau quá trình cưa xẻ dọc gỗ tròn cây lá rộng hoặc lá kim. Thông thường gỗ xẻ phải có tối thiểu hai mặt xẻ dọc so với thân gỗ, hình dạng thông thường là hình hộp hoặc theo thỏa thuận.
Gỗ xẻ được phân thành 2 nhóm chính:
- Ván: Gỗ xẻ có tối thiểu hai mặt xẻ dọc song song với nhau mà chiều rộng b phải lớn hơn 3 lần chiều dày a (b> 3a) trong đó:
Ván mỏng: chiều dày a < 19 mmm.
Ván vừa: chiều dày a = 19-35 mm.
Ván dày: chiều dầy a = 36-65 mm.
Ván rất dày: chiều dày a > 65 mm.
- Hộp : Gỗ xẻ có tối thiểu hai mặt xẻ dọc song song với nhau mà chiều rộng b phải nhỏ hơn 3 lần chiều dày a, trong đó:
Hộp nhỏ: diện tích tiết diện ngang < 54 cm2 (thanh).
Hộp vừa: diện tích tiết diện ngang khoảng 55-100 cm2.
Hộp lớn: diện tích tiết diện ngang khoảng101 -225 cm2.
Hộp rất lớn: diện tích tiết diện ngang khoảng 225 cm2.
Ngoài ra còn tà vẹt là lọai gỗ xẻ chuyên dùng có 4 mặt xẻ dọc song song và vuông góc với nhau từng đôi một.
Theo phương pháp xẻ còn phân loại gỗ xẻ xuyên tâm, gỗ xẻ tiếp tuyến và gỗ xẻ bán tiếp tuyến. Để nâng cao độ bền gỗ xẻ tránh nấm mục mọt cần tiến hành sấy gỗ, bảo quản gỗ.